Bạn có biết, marketing luôn thay đổi liên tục để bắt kịp công nghệ và hành vi người tiêu dùng. Trong năm 2025, các đề tài nghiên cứu khoa học trong ngành marketing đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, Marketing Du Ký sẽ giới thiệu đến các bạn 20+ đề tài nghiên cứu ngành Marketing hot nhất năm 2025.
1. Vì sao cần nghiên cứu khoa học ngành Marketing?
Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Marketing không chỉ giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng phân tích, tư duy sáng tạo, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và công nghệ phát triển nhanh chóng, các nghiên cứu marketing cung cấp dữ liệu, chiến lược, và giải pháp để doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị, thu hút khách hàng, và xây dựng thương hiệu bền vững.
Trong năm 2025, trí tuệ nhân tạo (AI), livestream shopping,... là các xu hướng mới đang dần định hình các chiến lược marketing. Những chủ đề này không chỉ “hot” mà còn mở ra nhiều cơ hội nghiên cứu mang lại giá trị thực tiễn cao.
Dưới đây là một số đề tài nghiên cứu khoa học ngành Marketing đáng chú ý nhất trong năm 2025 mà Marketing Du Ký muốn giới thiệu đến bạn.
2. Các đề tài nghiên cứu Marketing hot nhất 2025
2.1. Ứng dụng của AI đối với chiến lược marketing của doanh nghiệp
AI hiện đang trở thành một “ngôi sao sáng” trong lĩnh vực marketing, từ tạo nội dung tự động (văn bản, hình ảnh, video) đến cá nhân hóa quảng cáo.
Nghiên cứu về cách mà AI cải thiện hiệu quả chiến dịch marketing, tăng tương tác khách hàng, hoặc những thách thức về đạo đức khi sử dụng AI là một hướng đi đầy tiềm năng.
Theo báo cáo của Kantar, 68% chuyên gia marketing toàn cầu đánh giá cao tiềm năng của AI, thế nhưng 43% người tiêu dùng vẫn hoài nghi về tính chân thực của các nội dung do AI tạo ra. Điều này tạo ra cơ hội nghiên cứu cả về công nghệ lẫn tâm lý khách hàng.
Một số đề tài gợi ý:
“Tác động của AI trong việc tối ưu hóa nội dung quảng cáo trên mạng xã hội tại Việt Nam.”
“Đánh giá mức độ tin cậy của người tiêu dùng đối với quảng cáo sử dụng AI trong ngành hàng thời trang.”
“Ứng dụng của AI trong việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng trong lĩnh vực thương mại điện tử.”
2.2. Livestream shopping và hành vi mua sắm trực tuyến
Xu hướng livestream kết hợp thương mại điện tử (livestream shopping) hiện đang bùng nổ, đặc biệt là tại khu vực châu Á.
Livestream shopping dự kiến sẽ tiếp tục thống trị thương mại điện tử toàn cầu vào năm 2025, đặc biệt trong các ngành thời trang, mỹ phẩm, và công nghệ. Đây là một cơ hội lớn để nghiên cứu về hành vi tiêu dùng và chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Một số đề tài gợi ý:
“Tác động của livestream shopping đối với hành vi mua sắm trực tuyến của Gen Z tại Việt Nam.”
“Vai trò của KOLs trong việc thúc đẩy doanh số thông qua livestream trên TikTok Shop.”
“Ứng dụng của AI trong việc tối ưu hóa nội dung livestream thương mại điện tử.”
2.3. Marketing bền vững và tâm lý của người tiêu dùng
Với nhận thức ngày càng cao về hiện tượng biến đổi khí hậu, người tiêu dùng hiện nay thường có xu hướng ưu tiên sử dụng sản phẩm của các thương hiệu có chiến lược bền vững.
Nghiên cứu cho thấy 80% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm mang giá trị bền vững. Các doanh nghiệp tiên phong với chiến lược marketing bền vững hiện đang giành được nhiều lợi thế cạnh tranh lớn.
Một số đề tài gợi ý:
“Ảnh hưởng của chiến lược marketing bền vững đến lòng trung thành của khách hàng trong ngành thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam.”
“Tâm lý người tiêu dùng Gen Z đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường: Nghiên cứu tại các siêu thị lớn.”
“Chiến lược marketing bền vững trong việc quảng bá các sản phẩm sữa hữu cơ.”
2.4. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng thông qua Big Data
Với sự hỗ trợ của big data và công nghệ quảng cáo tự động, cá nhân hóa đang là một trong những xu hướng chủ đạo trong lĩnh vực marketing ở thời điểm hiện tại.
Nghiên cứu cho thấy 71% người tiêu dùng mong đợi trải nghiệm cá nhân hóa, thế nhưng, các vấn đề về bảo mật dữ liệu lại đang gây tranh cãi. Điều này vô tình tạo ra cơ hội nghiên cứu cả về công nghệ lẫn đạo đức.
Một số đề tài gợi ý:
“Ứng dụng của dữ liệu lớn trong việc cá nhân hóa quảng cáo kỹ thuật số.”
“Tác động của quảng cáo cá nhân hóa đến quyết định mua sắm trực tuyến của Millennials.”
“Thách thức về quyền riêng tư trong chiến lược marketing cá nhân hóa trên các sàn thương mại điện tử.”
2.5. Tìm kiếm bằng giọng nói và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Với sự phổ biến của một số trợ lý ảo như Siri, Google Assistant, và Alexa đã làm thúc đẩy xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói của người tiêu dùng.
Với hơn 1 tỷ lượt tìm kiếm bằng giọng nói được thực hiện mỗi tháng trên toàn cầu, đây là lĩnh vực nghiên cứu đầy tiềm năng về cách mà các doanh nghiệp thích nghi với công nghệ mới.
Một số đề tài gợi ý:
“Tối ưu hóa SEO cho tìm kiếm bằng giọng nói trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam.”
“Ảnh hưởng của tìm kiếm bằng giọng nói đến hành vi tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng Gen Z.”
“Chiến lược digital marketing dựa trên tìm kiếm bằng giọng nói.”
2.6. Retail media networks (RMNs) và quảng cáo dựa trên dữ liệu bán lẻ
Retail Media Networks (RMNs) là các nền tảng quảng cáo do nhà bán lẻ xây dựng và sử dụng dữ liệu khách hàng để cá nhân hóa nội dung.
Ngày nay, RMNs đang dần định hình lại cách mà các nhà bán lẻ tiếp cận với khách hàng, bằng việc sử dụng nhiều dữ liệu chi tiết để giúp tối ưu hóa hiệu quả đầu tư quảng cáo.
Một số đề tài gợi ý:
“Hiệu quả của Retail Media Networks trong việc tăng doanh số bán lẻ trực tuyến.”
“Ứng dụng dữ liệu khách hàng trong chiến lược quảng cáo RMNs.”
“So sánh hiệu quả giữa RMNs và quảng cáo truyền thống trên mạng xã hội đối với ngành FMCG.”
2.7. Video ngắn và chiến lược nội dung của doanh nghiệp
Hiện nay, video ngắn trên một số nền tảng: TikTok, Instagram, và YouTube đang dần thống trị mạng xã hội.
Thực tế cho thấy video ngắn không chỉ phổ biến trong lĩnh vực giải trí mà còn được mở rộng sang giáo dục, y tế, và tài chính. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội nghiên cứu đa dạng.
Một số đề tài gợi ý:
“Tác động của video ngắn đến nhận thức thương hiệu của các doanh nghiệp thời trang tại Việt Nam.”
“Hiệu quả của video ngắn trong chiến lược marketing nội dung của các startup công nghệ.”
“Ứng dụng của AI trong việc tối ưu hóa nội dung quảng cáo video ngắn.”
2.8. Hành vi tiêu dùng của Gen Z và Y trong kỷ nguyên số
Ở thời điểm hiện tại, Gen Z và Gen Y là hai nhóm khách hàng mục tiêu quan trọng và dễ bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội và các thông điệp cảm xúc.
Trong khi Gen Z yêu thích các nội dung mang tính sáng tạo thì Gen Y lại chú trọng nhiều vào những thông điệp ẩn chứa cảm xúc. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội nghiên cứu về cách mà thương hiệu kết nối với các nhóm này.
Một số đề tài gợi ý:
“Ảnh hưởng của các thông điệp xã hội đối với quyết định mua sắm của Gen Z tại Việt Nam.”
“Tác động của nội dung kết hợp với âm nhạc trên TikTok đến hành vi tiêu dùng của Gen Y.”
“Chiến lược marketing dựa trên cảm xúc để thu hút khách hàng Gen Z.”
2025 là năm chứng kiến nhiều sự bùng nổ của các xu hướng mới trong lĩnh vực Marketing. Những đề tài nghiên cứu về các xu hướng này không chỉ giúp bạn bắt kịp xu hướng mới mà còn mang lại giá trị thực tiễn cho doanh nghiệp và xã hội. Marketing Du Ký mong rằng bạn sẽ chọn được chủ đề nghiên cứu phù hợp cho bản thân mình.